>>> Xem thêm:
Trong những năm gần đây, chế phẩm sinh học đã không còn gì xa lạ đối với ngành chăn nuôi. Để đáp ứng được yêu cầu chăn nuôi “sạch", chăn nuôi có lời, nhiều bà con đã dần giảm thiểu, thay thế kháng sinh, thuốc tăng trọng bằng các chế phẩm an toàn hơn. Việc ứng dụng chế phẩm sinh học cũng đã được áp dụng không chỉ trong việc chăm sóc mà còn giúp xử lý chất thải để tăng hiệu quả kinh tế.
Ứng dụng chế phẩm sinh học làm thức ăn cho gia cầm, gia súc
Có rất nhiều chế phẩm sinh học được tin dùng giúp chăn nuôi hiệu quả hơn. Chẳng hạn như, phương pháp lên men thức ăn bằng men vi sinh hoạt tính là phương pháp phổ biến trong chăn nuôi. Việc sử dụng thức ăn lên men sẽ giúp con vật tăng trọng cao từ 10 đến 20%, đồng thời giảm tiêu tốn lượng thức ăn từ 5 đến 20%. Bên cạnh đó còn giúp vật nuôi cải thiện hệ tiêu hóa, giảm thiểu các bệnh về đường ruột.
Men vi sinh hoạt tính NN1 - Ủ chín thức ăn chăn nuôi
(Nhấp vào ảnh để xem)
Ngoài ra, còn có nhiều chế phẩm khác như chế phẩm Vườn Sinh Thái bổ sung dinh dưỡng, acid amin thiết yếu cho vật nuôi, men tiêu hóa dùng trộn trực tiếp vào thức ăn hoặc nước uống,...
Ứng dụng chế phẩm sinh học để xử lý mùi hôi, chất thải chuồng trại
Ngoài việc cho vật nuôi ăn sạch, vấn đề đảm bảo an toàn môi trường nuôi cần đặc biệt quan tâm. Đệm lót sinh học là một chế phẩm không thể thiếu trong chăn nuôi gia cầm, đặc biệt là gà, vịt. Thông thường, bà con chăn nuôi gà, vịt với số lượng rất lớn. Chính vì vậy, mùi hôi chuồng trại là điều không tránh khỏi. Để khắc phục được vấn đề này, đệm lót sinh học là 1 giải pháp ưu việt, vừa giảm mùi, vừa đỡ công dọn chuồng, lại vừa giúp gà, vịt khỏe mạnh, giảm stress nhờ được sống trong môi trường sạch sẽ.
Dùng đệm lót sinh học Balasa N01 giúp giảm mùi hôi chuồng trại.
1. Làm tiêu hoai hết lượng phân thải ra, do đó giảm ngay mùi hôi thối, khí độc trong chuồng; hầu như không còn mùi khó chịu nữa, tạo môi trường sống tốt, không ô nhiễm. Vì vậy:
- Cải thiện môi trường sống cho người lao động.
- Tạo cơ hội phát triển chăn nuôi ngay ở nơi dân cư đông đúc.
2. Sẽ không phải thay chất độn chuồng trong suốt quá trình nuôi, do đó giảm tối đa nhân công dọn chuồng và nguyên liệu làm chất độn.
3. Giảm rõ rệt tỉ lệ mắc bệnh, đặc biệt là bệnh tiêu chảy và bệnh hen. Giảm tỷ lệ chết và loại (gà đẻ 5%, gà thịt 2%). Vì vậy giảm công và chi phí thuốc trong việc chữa trị bệnh.
4. Tăng chất lượng đàn gà và chất lượng của sản phẩm. Úm gà trên đệm lót giúp gà con khỏe mạnh, đồng đều, ít bị bệnh và tăng trưởng tốt sau này. Gà nuôi trên nền đệm lót không bị thối bàn chân, không bị què chân, lông tơi mượt và sạch. Thịt chắc, thơm ngon, giảm tồn dư kháng sinh.
>>> Tham khảo thêm:
Như vậy, việc ứng dụng chế phẩm sinh học vào chăn nuôi là một hướng đi đúng đắn, mang lại hiệu quả kinh tế thực sự cho người chăn nuôi.